Cách lên menu cho quán cafe hiệu quả

Cách lên menu cho quán cafe hiệu quả

Gần đây, việc cách thiết kế lên menu cho quán cafe không chỉ là việc sắp xếp làm danh sách từ A đến Z, mà còn là một nghệ thuật của chủ quán cà phê. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách tạo menu cho quán cafe sao cho không chỉ phản ánh không gian của quán. Mà còn hiệu quả trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những chiến thuật sáng tạo, từ việc chọn font chữ đến cách sắp xếp thực đơn, để tạo nên một trải nghiệm độc đáo. Và ghi điểm tinh tế trong lòng những người yêu thưởng thức cà phê.

Cách lên menu cho quán cafe hiệu quả
Cách lên menu cho quán cafe hiệu quả

1. Cách xác định lên menu chính cho quán cafe là món gì?

1.1. Các loại thức uống chính trong menu cho quán cafe

Một quán cafe từ truyền thống hay hiện đại thì cũng nên có những thức uống cơ bản sau:

Cà phê

Danh sách menu không thể thiếu những hương vị cà phê thuần Việt như cafe đen, cafe sữa, và bạc xỉu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mang đến không khí hiện đại với espresso, cappuccino, latte. Và nhiều sự kết hợp khác tùy thuộc vào phong cách của quán.

Những loại thức uống từ trà 

Nhóm thức uống trà, bao gồm cả trà nóng và trà lạnh, đóng vai trò quan trọng trong menu. Bạn có thể thêm sự đa dạng với các loại trà như trà đào cam sả, trà táo bạc hà, và nhiều hương vị khác. Đồ uống từ trà đang trở nên phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ và nhóm văn phòng. Việc bổ sung những món như trà sữa trân châu, trà đào, trà vải, trà trái cây giải nhiệt sẽ tạo sự độc đáo cho menu.

Đối với thị trường hiện nay, việc thêm vào menu những loại trà chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, như trà lài, trà sen, Oolong, Tâm Châu, có thể thu hút thêm đối tượng khách hàng quan tâm đến lợi ích sức khỏe.

Các món đá xay 

Không phải ai cũng muốn thưởng thức thức uống có chứa cafein như trà và cà phê. Tuy nhiên, để phục vụ đa dạng khách hàng, bạn có thể thêm vào menu những món đá xay độc đáo như từ cookie, sô cô la, hoặc bạc hà.

Đồ uống từ trái cây 

Trái cây là nguồn dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Và việc thêm các thức uống từ trái cây như nước ép và sinh tố có thể thu hút những khách hàng ưa chuộng thức uống tự nhiên, hữu cơ. Những thức uống này sẽ làm phong phú thêm menu của quán cafe.

Gần đây, nhiều quán cafe đã biến hóa món sinh tố thành smoothie với công thức cơ bản bao gồm trái cây tươi, sữa tươi, sữa đặc và đá được xay nhuyễn. Các tên như Raspberry, Smoothie Blueberry, Mango, ngày càng trở nên quen thuộc trong danh sách đồ uống.

Cách xác định lên menu chính của quán là món gì
Cách xác định lên menu chính của quán là món gì

1.2. Số lượng làm bao nhiêu món trong menu quán cafe

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, bạn có thể điều chỉnh số lượng món phù hợp với quán của mình:

Nếu quán là dạng take-away (mang đi), hãy giữ menu đơn giản để tránh làm khách hàng phân vân và tăng tốc độ phục vụ. Điều này giúp tránh tình trạng chờ đợi kéo dài và duy trì hiệu suất kinh doanh.

Ngược lại, nếu quán phục vụ tại chỗ, bạn có thể thêm nhiều loại đồ uống hơn để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức tại quán.

Số lượng món trong menu quán cafe
Số lượng món trong menu quán cafe

1.3. Công thức định lượng menu cho quán cà phê

Để đảm bảo sự đồng nhất trong chất lượng thức uống, việc thiết lập công thức với định lượng chính xác là quan trọng. Bằng cách này, mỗi lần khách hàng đến, họ sẽ trải qua trải nghiệm đồ uống như nhau. Giúp xây dựng sự tin tưởng và trung thành. Đặc biệt là khi quán có nhiều nhân viên, việc tuân thủ công thức giúp tránh hiện tượng biến động không mong muốn trong chất lượng sản phẩm

1.4. Các combo cơ bản nên có trong menu cho quán cà phê 

Tận dụng combo là cách tốt để tăng doanh số bán hàng, đặc biệt là khi khách hàng đến theo nhóm. Sắp xếp hợp lý giữa đồ uống và các món ăn kèm có thể thúc đẩy khách hàng gọi nhiều hơn. Tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho cả khách hàng và quán.

Ví dụ, bạn có thể kết hợp đồ uống như trái cây, sinh tố, sữa chua, smoothie với các món ăn kèm như khoai tây lắc, bánh ngọt. Và những đồ uống có chút vị cồn như cocktail, soda với các món như nem chua, bò khô, xúc xích.

Các Combo cơ bản
Các Combo cơ bản

1.5. Làm thêm món theo mùa hoặc xu hướng trong menu cho quán cafe

Đa dạng hóa menu bằng cách thêm các món theo mùa hoặc theo xu hướng. Là cách để menu quán cà phê trở nên hấp dẫn và linh hoạt. Các món đặc sắc và phù hợp với thời tiết hay xu hướng sẽ giữ sự tươi mới và thu hút khách hàng.

Ví dụ, trong mùa đông, bạn có thể tạo các món như trà nóng, cacao nóng, hoặc sô cô la nóng. Đối với xu hướng mới, không ngừng nghiên cứu và sáng tạo để cập nhật menu. Với những thức uống phản ánh xu hướng đương đại và nhu cầu thị trường.

Thêm các món theo mùa hoặc xu hướng
Thêm các món theo mùa hoặc xu hướng

2. Kết hợp làm thêm món ăn kèm trong menu quán cà phê

Kết hợp món ăn kèm trong menu cho quán cafe không chỉ là một xu hướng mới mẻ. Mà còn là cách tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Quán có thể đa dạng hóa từ bánh lạnh như tiramisu, cheesecake. Đến bánh nướng như croissant, tart, danish. Ngoài ra, các món mặn như bánh mì và các món phục vụ bữa trưa. Cũng là những lựa chọn thông minh, giúp tăng cường ưu điểm cạnh tranh và doanh thu.

Kết hợp món ăn kèm
Kết hợp món ăn kèm

3. Cách lên bảng giá menu cho quán cafe

Sau khi xác định các công thức và định lượng pha chế, bước tiếp theo là đưa ra bảng giá cho các đồ uống. Tính toán giá vốn từ nguyên liệu là chỉ điểm quan trọng. Nhưng không nên bỏ qua các chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, chi phí máy móc thiết bị, điện nước, và các chi phí khác.

Thông thường, giá vốn từ nguyên liệu chiếm khoảng 30-35% giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, còn có các chi phí khác như tiền thuê mặt bằng, lương cho nhân viên. Và các chi phí duy trì hoạt động quán. Việc tính toán giá và chi phí cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, và quan trọng nhất là nên tham khảo giá cả trên thị trường. Để xác định mức giá bán hợp lý nhất.

Lên bảng giá menu
Cách lên bảng giá menu cho quán cafe

4. Cách lên thiết kế menu cho quán cafe

Trước hết, bạn cần định hình phong cách cho menu quán cà phê của mình. Dựa vào đối tượng khách hàng cũng như xu hướng hiện hành để bạn có thể lựa chọn cho mình một phong cách thiết kế menu phù hợp nhất. Dưới đây là một vài mẫu menu của quán cà phê phổ biến:

4.1 Handwritten menu: 

Đây là phong cách chứa đựng sự sáng tạo từ cách bố cục, biến tấu nét chữ, phối hợp các màu đơn sắc tạo sự ấn tượng cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Phong cách được các quán cafe như Starbucks , Urban Station tiên phong sử dụng.

4.2 Menu cho quán cà phê với đa sắc màu:

Để tạo sự ấn tượng của khách hàng thì phong cách này phối hợp nhiều màu sắc với nhau theo một cách nghệ thuật và độc đáo. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc vì nếu phối quá nhiều màu sẽ làm cho menu của bạn bị rối mắt. Và gây cho khách hàng cảm giác bối rối khi lựa chọn đồ uống.

4.3 Menu cho quán cà phê dạng Vintage:

Phong cách này được tin dùng cho những quán cafe theo trường phái cổ điển, hoài cổ. Sự giản dị đến từ chất liệu của menu (có thể gỗ) đến hình ảnh đường nét, bố cục, nét chữ đều mang những gam màu trầm tạo sự thân thiện với khách hàng.

4.4 Phong cách tối giản:

Phong cách thiết kế này sẽ tối giản hóa menu của bạn từ màu sắc, hình ảnh, đường nét, bố cục tạo hiệu ứng cảm xúc cho khách hàng. Phong cách này được ưa chuộng nhiều nhất tại các quán cafe hiện nay bởi chính sự đơn giản nhưng đầy độc đáo của nó.

Tiếp đó, bạn cần một định hình hình thức menu quán vì nó cũng quyết định đến cảm xúc của khách hàng khi bước vào. Hiện nay có rất nhiều hình thức thiết kế menu của quán cafe đa dạng cho bạn lựa chọn.

4.5 Menu cho quán cafe dạng một tờ:

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay của các quán cafe. Menu ở dạng này giúp khách hàng có thể dễ dàng giúp khách lựa chọn các món đồ uống. Nếu quán của bạn thường xuyên thay đổi các món đồ uống hoặc giá thì đây là mẫu menu lý tưởng. Nó khá tiết kiệm giúp bạn giảm thiểu bớt một khoản chi phí thiết kế menu khi quán bổ sung thực đơn. Tuy nhiên, với hình thức menu này, bạn sẽ không có nhiều không gian. Để làm nổi bật những món đồ uống chính của quán.

4.6 Menu cho quán cà phê dạng quyển:

Mẫu thiết kế này cũng tương tự như dạng tờ nhưng có nhiều trang hơn. Và được đóng lại thành một quyển tiện cho việc order. Chi phí của hình thức này đắt hơn dạng 1 tờ nhưng nó có thể làm nổi bật những đồ uống mà bạn muốn hướng đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn kèm hình ảnh giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn.

4.7 Menu cho quán cà phê dạng bảng:

Khác với hai hình thức trên, dạng menu quán cà phê này được thiết kế treo trên tường ở những nơi dễ thấy. Hình thức này thể hiện sự đầu tư cũng như chuyên nghiệp hơn cho quán của bạn. Đây cũng là một hình thức trang trí bắt mắt cho quán cà phê của bạn.

Thiết kế menu quán cafe
Thiết kế menu của quán cafe

5. Tìm nhà cung cấp giá sỉ nguyên vật liệu, dụng cụ

Giá bán nguyên vật liệu đối với kinh doanh F&B đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến giá vốn cũng như chất lượng của sản phẩm. Để tìm ra nguồn cung cấp nguyên liệu tốt , bạn cần tham khảo, tìm hiểu các đơn vị cung ứng có trên thị trường. Ngoài ra, giá thành của các loại cafe, trà, syrup, đều có thể biến động. Vì thế, bạn cần tìm một nhà cung cấp uy tín, ký cam kết bảo đảm về giá và chất lượng để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của quán. Bạn có thể tham khảo nhà cung cấp giá sỉ Lyon Coffee về giá bán cà phê, nguyên vật dụng dụng cụ pha chế, máy pha và máy xay

6. Một số cách lên menu cho quán cafe phù hợp và hiệu quả 

Sau đây là 3 cách lên menu cho quán cafe phù hợp và hiệu quả:

6.1 Số lượng món phụ thuộc vào độ tuổi khách hàng

Menu quán cà phê bao nhiêu món là hợp lý? Câu hỏi này thật ra rất dễ trả lời, đại đa số các chủ quán sẽ ngay lập tức trả lời “càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, có phải lúc nào khách hàng cũng thích được chọn đồ uống với menu của quán cafe số lượng nhiều món không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, trước tiên, bạn cần gạch đầu dòng tệp khách hàng của mình là những ai. Và liệt kê mong muốn, sở thích, thói quen của họ, càng chi tiết càng tốt! Việc họ muốn gì sẽ giúp bạn định hướng số lượng món trong menu của quán cafe dễ dàng hơn.

Hãy lấy một ví dụ nhé:

Nếu khách hàng từ 13 – 17 tuổi: độ tuổi học sinh.

Đối tượng khách hàng này trải nghiệm còn ít. Chưa khó tính về mặt sản phẩm, dễ bị thu hút bởi sự đa dạng, phong phú. Khách hàng ở độ tuổi này chưa có thu nhập, nên việc quay vòng uống nước sẽ chậm. Như vậy, đối tượng này cần số lượng món nhiều để tăng sự lựa chọn và kích thích hiếu kỳ để quay lại uống tiếp. Các menu thường thấy có thể lên tới số lượng 40 – 50 món.

Nếu khách hàng từ 18 – 24 tuổi: độ tuổi sinh viên

Đối tượng khách hàng này đã bắt đầu có sự trải nghiệm, hình thành cá tính, bản sắc riêng. Mong muốn được thể hiện bản thân và bắt đầu có sự đánh giá về mọi thứ xung quanh. Tự đó, họ sẽ khó tính hơn trong đồ uống và không gian. Tuy nhiên, độ tuổi này thường sẽ chưa có thu nhập ổn định, nên việc quay vòng đồ uống sẽ nhanh hơn so với đối tượng học sinh nhưng chưa nhiều. Do vậy, nếu đối tượng bạn hướng tới ở độ tuổi này. Hãy giảm bớt số lượng món khoảng 30 – 35 món và tập trung nhiều hơn cho không gian. Tăng trải nghiệm khách và chất lượng của đồ uống trong menu của quán cafe.

Nếu khách hàng từ 25-35 tuổi: độ tuổi trưởng thành

Đối tượng khách hàng này thường là những người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Lúc này họ không cần quá nhiều sự lựa chọn mà muốn tối ưu cho lựa chọn của mình. Bằng cách nhanh chóng chọn được món đồ uống thích hợp. Vậy nên trong menu quán cà phê bạn chỉ nên để khoảng 25 – 30 món đồ uống. Và tập trung vào chất lượng, hình ảnh thật tốt, cùng với trải nghiệm không gian phù hợp để kéo khách quay lại. Đối tượng khách này sẽ có tốc độ quay vòng cao và hành vi tiêu dùng trung thành, bền vững hơn.

menu cho quán cà phê
Số lượng món phụ thuộc vào độ tuổi khách hàng

6.2 Độ dàn trải phụ thuộc vào chiều sâu của đồ uống

Menu cho quán cafe theo chiều rộng thường chia thành nhiều nhóm đồ uống. Như cà phê, sinh tố, nước ép, trà, trà sữa, đá xay… Trái lại, menu cho quán cafe theo chiều sâu tập trung khám phá chi tiết về sản phẩm và giá trị đặc biệt. Chẳng hạn như chuyên về cà phê, trà, hoặc hoa quả tươi.

Để quyết định menu quán cà phê nên theo chiều rộng hay sâu, chúng ta cần hiểu đặc điểm của đồ uốn

Đồ Uống Mang Tính Đặc Thù:

Là những đồ uống hiếm hoặc chỉ có một quán duy nhất cung cấp.

Tính đặc thù không chỉ ở tên, mà còn ở nguyên liệu và cách chế biến.

Xây dựng menu của quán cafe chủ yếu với các đồ uống đặc thù. Đòi hỏi nguyên liệu độc quyền và cách chế biến không dễ sao chép.

Đồ Uống Mang Tính Đại Trà:

Là đồ uống phổ biến, thường xuất hiện ở nhiều quán trên thị trường.

Có thể thấy ở đại đa số quán, dễ lựa chọn. Và không đòi hỏi thời gian thử nghiệm.

Được đa số khách hàng chấp nhận, giúp tối ưu hiệu suất.

Menu Theo Chiều Sâu và Chiều Rộng:

Menu của quán cafetheo chiều sâu thường chứa nhiều đồ uống đặc thù.

Menu của quán cafe theo chiều rộng có nhiều đồ uống đại trà.

Kết Hợp Menu Đặc Thù và Đại Trà:

Nếu muốn kết hợp cả đồ uống đặc thù và đại trà. Cần làm cho những món đặc thù nổi bật và khác biệt.

Thương hiệu cần tự tin về chất lượng và sự độc đáo của những món này.

Lưu Ý Quan Trọng:

Chú trọng vào sự đặc biệt của các đồ uống để thu hút sự chú ý.

Nếu muốn mô hình thương hiệu bền vững và khác biệt, đòi hỏi sự hiểu biết vững về sản phẩm và cách truyền thông.

Đào tạo nhân viên cẩn thận để họ có khả năng giải thích chi tiết cho khách hàng.

menu cho quán cà phê
Độ dàn trải phụ thuộc vào chiều sâu của đồ uống

Kết Luận:

Menu quán cà phê rộng có thể tạo ra sự đa dạng. Trong khi menu quán cà phê tinh gọn đòi hỏi sự chiều sâu và độ đặc sắc.

Kết hợp linh hoạt giữa đồ uống đại trà và đặc thù có thể tạo ra mô hình thương hiệu độc đáo và an toàn hơn trên thị trường.

6.3 Các tiêu chí định giá cho menu cho quán cafe 

Công thức giá cost nguyên liệu trung bình món = 30% giá bán trung bình món có vẻ đơn giản. Nhưng còn một số điều cần chú ý khi định giá cho menu cho quán cafe:

Tránh Mất Cân Bằng Giá:

Giữ cân bằng giá giữa các món để tránh khách chọn những món giá rẻ, ảnh hưởng đến doanh thu.

Bán Rẻ Hơn Đối Thủ:

Bán rẻ chỉ khi bạn không thể vượt qua đối thủ ở các khía cạnh khác. Giữ giá trị và hạn chế thu hút khách giá rẻ không bền vững.

Đánh Giá Đúng Về Khả Năng Chi Tiêu:

Đánh giá khả năng chi tiêu của khách, nhưng đừng giả định rằng họ chỉ có thể chi tiêu một mức giá nhất định.

Chiến Lược Giá Lẻ:

Sử dụng chiến lược giá lẻ đuôi (kết thúc bằng 0 hoặc 5) hoặc giá đuôi lẻ (kết thúc bằng 8, 9, 2, 3) để tạo cảm giác giá không quá cao.
Con số đuôi lẻ thường tạo ấn tượng giảm áp lực giá.

Lưu Ý Quan Trọng:

Đặt giá sao cho phản ánh chất lượng và giá trị thực của quán.
Đừng sợ thay đổi giá để thí nghiệm thị trường, nhưng hãy giữ sự linh hoạt.

Các tiêu chí định giá cho menu cho quán cafe 
Các tiêu chí định giá cho menu cho quán cafe

Rõ ràng việc cách thiết kế lên menu cho quán cafe không chỉ là việc sắp xếp làm danh sách từ A đến Z, mà còn là một nghệ thuật của chủ quán cà phê. Hy vọng rằng những gợi ý này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của quán cafe. Và tạo ra không gian độc đáo, hấp dẫn cho khách hàng. Chúc quán của bạn luôn đầy ắp thành công và những kỷ niệm ngon miệng mới! Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần thêm sự hỗ trợ, đừng ngần ngại đưa ra. Hẹn gặp lại bạn ở những chặng đường sắp tới!

NỘI DUNG PHỔ BIẾN GÂY SỐT 

Cafe Nhật Kim Anh bao nhiêu tiền, bán ở đâu?

Cà phê ăn kiêng Bulletproof Coffee là gì?

Tìm hiểu cà phê dây Thuận An Mỹ Cường

Cà phê 2 in 1, 3 in 1 và 4 in 1 là gì?

Bạn muốn so sánh cafe pha máy và pha phin?

⭐️ Tham khảo thêm dịch vụ Lyon Coffee

⭐️ Mảng Quán Cafe ⭐️

⭐️ Mảng Xe Cafe ⭐️

⭐️Mảng Cà Phê⭐️

⭐️ Mảng Máy Móc⭐️

Bấm chia sẻ tại đây:
fb-share-icon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *