Tìm hiểu các loại chi phí sản xuất, cách xác định giá bán, chiến lược giá cả cho sản phẩm cà phê của xe cafe mang đi, mô hình quán take away, pha máy Espresso phù hợp. Xác định giá cả cho sản phẩm cà phê của xe cafe mang đi là một trong những quyết định quan trọng nhất mà một chủ quán cần phải đưa ra. Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, lợi nhuận, và sự hài lòng của khách hàng. Dưới đây là cách tiếp cận chi tiết và cụ thể về việc xác định giá cả, được thiết kế để giúp những người mới bắt đầu kinh doanh cà phê hiểu rõ hơn về quy trình này.
I. Tìm hiểu các loại chi phí
Để xác định chi phí của một ly cà phê, bạn cần tính toán và kết hợp nhiều loại chi phí khác nhau. Dưới đây là các loại chi phí cần xem xét:
1. Chi phí nguyên liệu
Bắt đầu bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu cho mỗi cốc cà phê. Bao gồm cà phê, sữa, đường, và bất kỳ nguyên liệu phụ nào khác. Đừng quên tính đến mức tiêu hao và lãng phí trong quá trình chuẩn bị.
Giá sử: Mỗi ly cà phê cần 20g cà phê (4.000 đồng), 20ml sữa, 10ml đường, đá (500 đồng), túi mang đi, ống hút (1.000 đồng).
Tổng cộng chi phí cho nguyên liệu là: 5.500 đồng mỗi ly.
Lưu ý: Chỗ mỗi ly cà phê cần 20g cà phê là 4.000 đồng là bạn lấy đơn giá chia số lượng. Nếu bạn mua cafe từ Lyon Coffee, chúng tôi có cách giảm từ 4.000 đồng xuống còn 3.000 đồng.
2. Chi phí vận hành
Điều này bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên. Cũng như bất kỳ phí dịch vụ nào như điện, nước…Cụ thể bao gồm:
Chi phí mặt bằng, điện, nước
Giá sử: Chi phí thuê chỗ đậu xe mỗi tháng là 2.000.000 đồng. Chi phí điện nước mỗi tháng là 1.000.000 đồng. Tổng cộng là 3.00.000 đồng. Chuyển đổi ra ngày là 100.000 đồng
Chi phí nhân công
Tính toán tổng chi phí lao động, bao gồm lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên của bạn.
Giá sử: Mỗi nhân viên được trả lương 200.000 đồng/ngày.
Tổng cộng chi phí vận hành là: 300.000 đồng/ngày.
3. Chi phí phát sinh khác
Bao gồm chi phí marketing, bảo hiểm, pháp lý, khấu hao
Giá sử: Chi phí khác là 2.100.000 đồng (chuyển đổi ra ngày là 70.000 đồng).
Tổng cộng chi phí phát sinh khác là: 70.000 đồng/ngày.
II. Chi phí tổng cộng và cách tính giá bán phù hợp
Sau khi xác định tất cả các loại chi phí trên, bạn cần tính toán tổng chi phí cho mỗi ly cà phê. Điều này bao gồm biến phí (chi phí nguyên liệu) và chi phí cố định (vận hành và chi phí phát sinh khác).
Giả sử xe bán được 100 ly cà phê mỗi ngày, chi phí cố định trên mỗi ly là: (300.000 đồng + 70.000 đồng): 100 ly = 3.700 đồng/ly. Cộng thêm biến phí là 5.500 đồng mỗi ly. Vậy tổng chi phí sẽ là 9.200 đồng/ly.
Nếu giá bán 1 ly là 13.000, thì lợi nhuận ròng sẽ là: 3.800 đồng/ly. Bán 100 ly thì lợi nhuận ròng sẽ là 380.000 đồng/ngày. Trường hợp giá bán cao hơn 13.000 thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Còn giá bán thấp hơn 13.000 thì lợi nhuận sẽ giảm xuống.
III. Phân tích thị trường
Sau khi xác định chi phí, bước tiếp theo là xác định giá bán. Giá bán phải cao hơn chi phí sản xuất để bảo đảm lợi nhuận. Để xác định giá bán, bạn cần phân tích thị trường.
1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp bạn xác định vị trí của mình trên thị trường mà còn cung cấp thông tin về mức giá mà khách hàng sẵn lòng trả.
Ví dụ: Các xe cà phê khác trong khu vực bán cà phê với giá từ 12.000 đồng đến 18.000 đồng mỗi ly.
2. Xác định nhu cầu khách hàng
Thực hiện khảo sát hoặc nhóm tập trung để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của bạn và họ mong muốn gì từ một cốc cà phê.
Ví dụ: Khảo sát cho thấy khách hàng trong khu vực ưu tiên chất lượng cà phê và không ngại chi trả thêm cho một ly cà phê ngon.
3. Xác định giá trị độc đáo
Tập trung vào những gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật. Có phải là chất lượng cà phê hảo hạng, dịch vụ khách hàng xuất sắc, hay một vị trí độc đáo? Đây là những yếu tố có thể giúp bạn đặt một mức giá cao hơn.
Ví dụ: Xe cafe Lyon Coffee sử dụng cà phê organic cao cấp, có nguồn gốc rõ ràng từ vùng đất Buôn Mê Thuột, Đà Lạt nổi tiếng. Đặc biệt phục vụ trong ly giấy thân thiện với môi trường và cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trong khu vực 3km.
IV. Chọn lựa chiến lược giá bán cà phê
1. Chiến lược giá thâm nhập
Đặt mức giá thấp ban đầu để thu hút khách hàng mới. Điều này thích hợp khi bạn muốn nhanh chóng tăng thị phần.
Ví dụ: Để thu hút khách hàng, bạn quyết định đặt giá thấp hơn mức trung bình của thị trường là 12.000 đồng/ly trong 3 tháng đầu.
2. Chiến lược giá dựa trên giá trị
Nếu sản phẩm của bạn cung cấp giá trị gia tăng cao, bạn có thể đặt mức giá cao hơn. Điều này yêu cầu rằng bạn phải giáo dục khách hàng về lý do tại sao sản phẩm của bạn xứng đáng với mức giá đó.
Sau khi đã có lượng khách hàng ổn định và nhận diện thương hiệu, bạn tăng giá lên 15.000 đồng/ly, nhấn mạnh vào chất lượng cà phê organic và dịch vụ cao cấp.
V. Thực hiện, đánh giá và điều chỉnh giá bán cà phê
Xem xét việc thử nghiệm thị trường với một số sản phẩm hoặc giá cả khác nhau để xác định phản ứng của khách hàng. Điều này có thể giúp bạn tinh chỉnh giá cả và sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Trong 3 tháng đầu, bạn theo dõi sát sao phản ứng của khách hàng đối với giá cả và chất lượng sản phẩm.
1. Thu thập phản hồi
Hãy lắng nghe cẩn thận ý kiến từ khách hàng của bạn, không chỉ về giá cả mà cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phản hồi này là nguồn thông tin quý báu giúp bạn điều chỉnh chiến lược kinh doanh cách xác định giá bán cà phê của mình.
2. Điều chỉnh linh hoạt
Thị trường cà phê rất linh động và có thể thay đổi nhanh chóng. Hãy sẵn lòng điều chỉnh giá cả của bạn dựa trên các yếu tố như mùa vụ, chiến dịch khuyến mãi, hoặc sự thay đổi trong chi phí nguyên liệu. Điều quan trọng là phải giữ cho giá cả của bạn cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo đủ lợi nhuận.
3. Đánh giá định kỳ
Cố định thời gian đánh giá định kỳ, ví dụ mỗi quý hoặc mỗi năm, để xem xét lại chi phí, giá cả, và chiến lược kinh doanh của bạn. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn vẫn đang đi đúng hướng và phản ứng kịp thời với thị trường.
VI. Kết luận về cách xác định giá bán cà phê
Cách xác định giá cả cho sản phẩm của xe cafe mang đi là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và linh hoạt. Bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng về chi phí, phân tích thị trường, xác định giá trị độc đáo của sản phẩm, và chọn lựa chiến lược giá phù hợp, bạn có thể tạo ra một mô hình kinh doanh cà phê thành công và bền vững. Quan trọng nhất, hãy luôn lắng nghe khách hàng và sẵn lòng điều chỉnh chiến lược của bạn để phản ứng với thị trường đang luôn thay đổi.
Kinh doanh cà phê không chỉ là về việc bán một sản phẩm. Mà còn là việc tạo ra trải nghiệm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bằng cách này, bạn không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn tạo dựng được thương hiệu và danh tiếng trong lòng khách hàng.
NỘI DUNG MÔ HÌNH XE CAFE
⇒ Video nhượng quyền xe cafe pha máy update 2024
⇒ 11 Combo xe cafe pha máy mang đi trọn gói giá rẻ
⇒ 7 Cách thu hút giữ chân khách hàng khi kinh doanh
⇒ 4 Cách lựa chọn nguồn cung cấp cafe chất lượng
⇒ 8 Cách quản lý duy trì chất lượng cà phê hiệu quả
⭐️ Tham khảo thêm dịch vụ Lyon Coffee